Phạm Lỗi, Phạm Tội, và Hiểu Lầm

Điển hình: Tại Mỹ, cảnh sát bắn chết một số trẻ em vì chúng dùng loại súng giả (đồ chơi) chỉa vào cảnh sát, không chịu buông xuống khi cảnh sát ra lệnh. Đó là sự hiểu lầm nhưng lỗi thuộc về các đứa trẻ. Cảnh sát đã nhận xét lầm thái độ, hành động của các em nhưng cảnh sát không có lỗi trong việc bắn chết các em.  Cảnh sát chỉ tuyên bố “rất tiếc” (very sorry) nhưng cảnh sát không xin lỗi (apologize).

Nếu cảnh sát nhận lỗi thì người cảnh sát nổ súng phải ngồi tù vì tội giết người và chính quyền phải bồi thường cho gia đình đứa bé bị bắn chết. Như vậy, cảnh sát sẽ không thể làm việc hữu hiệu, đúng chức năng bảo vệ và phục vụ. Mai sau, xảy ra sự việc tương tự, ai biết đứa trẻ khác cầm súng thật hay súng giả? Nếu đứa trẻ ấy cầm súng thật, có ý giết người (đã xảy ra nhiều lần tại Mỹ) mà cảnh sát không bắn nó, để nó bắn chết người khác thì sao? Có phải khi đó xã hội sẽ lên án cảnh sát Mỹ đã phạm lỗi nghiêm trọng trong nghiệp vụ?

Chúng ta cần phân biệt rõ:

  • Phạm lỗi.
  • Phạm tội
  • Và hiểu lầm

Bài học rút ra là:

  • Luôn vui mừng khi có người chỉ ra chỗ sai, sự thiếu sót, hoặc lỗi lầm của mình. Hãy nhớ rằng, Đức Chúa Trời muốn cho chúng ta trở nên trọn vẹn nên Ngài luôn dùng người khác giúp cho chúng ta thấy những khuyết điểm mà chúng ta tự mình không thấy, hoặc thấy mà vẫn vi phạm.
  • Khi được sự nhắc nhở, góp ý trước hết là cám ơn người nhắc, người góp ý. Kế tiếp, nếu sự nhắc hay góp ý không đúng thì mềm mại giải thích rõ. Nếu sự nhắc hay góp ý đúng thì xin lỗi và sửa lỗi ngay.
  • Đứng trước thái độ, hành động của một người, khiến cho chúng ta hiểu là người ấy tự ái hay kiêu ngạo thì hỏi thẳng người ấy trước khi đưa ra kết luận.
  • Tức giận, khó chịu, buồn khi có người nhắc nhở, góp ý, cho dù sự nhắc nhở hay góp ý ấy không đúng, là có lòng tự ái sai, là vẫn xem nặng “cái tôi”; đồng thời phạm tội xem thường sự Đức Chúa Trời cho phép người khác giúp mình hoặc dùng người khác để thử mình (trường hợp nhắc hoặc góp ý sai).
  • Biên giới giữa hiểu lầm, phạm lỗi, và phạm tội rất là mong manh. Hiểu lầm có thể nhanh chóng biến thành phạm lỗi hay phạm tội; và phạm lỗi cũng có thể nhanh chóng biến thành phạm tội, nếu chúng ta để cho lòng tự ái không đúng và lòng thành kiến, dễ nghi ngờ điều khiển mình.